Bệnh sỏi thận xảy ra ở đường tiết niệu, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh sỏi thận là gì? Làm sao để nhận biết mình đã mắc sỏi thận?
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ sỏi thận là căn bệnh gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ tới thanh niên và người cao tuổi do sự lắng đọng các tinh thể của sỏi kèm hiện tượng viêm và bế tắc đường tiểu đi kèm. Sỏi thận thường gặp nhiều ở người trung niên đến cao tuổi hơn thanh niên do yếu tố lối sống và sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng có liên quan. Sỏi thận thường gặp ở Nam giới hơn Nữ giới. Nữ giới thì thường gặp ở người trên 45 tuổi và sau thời kỳ mãn kinh. Hiện chưa có mối liên quan nào về tình trạng mãn kinh ở nữ giới và bệnh sỏi thận.
Các loại sỏi thận thường gặp?
Dựa trên thành phần hóa học của sỏi thận, người ta gặp các loại sỏi như sau: Sỏi Urate, Sỏi Oxalate, sỏi Phosphate, Sỏi Canxium, Sỏi Cystin, Sỏi Struvit,… Đa số sỏi hình thành do sự lắng đọng và bão hòa nồng độ muối Sodium và muối Canxium tích tụ lại. Bên cạnh đó tình trạng cô đặc nước tiểu và nhiễm trùng cũng góp phần làm tình trạng sỏi dễ hình thành hơn và lắng đọng theo thời gian ngày một nhiều hơn.Tình trạng cô đặc nước tiểu kèm chế độ ăn uống nhiều chất đạm, thiếu vitamin và 1 số khoáng chất như Mg2+, Co2+, Cl-. .vv.. lâu ngày trong đường tiết niệu cũng góp phần làm xuất hiện sỏi thận.
Dựa vào nguồn gốc có thể chia ra sỏi nguyên phát và sỏi thứ phát
Dựa vào vị trí của sỏi trong đường tiết niệu có thể chia ra:
- Sỏi đường tiết niệu trên (sỏi đài bể thận)
- Sỏi đường tiết niệu dưới (sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo…)
Cơ chế bệnh sinh của sỏi thận?
Có nhiều giả thuyết đặt ra nhưng có nhiều tác giả cho rằng tình trạng quá bão hòa nồng độ muối Ca2+ cùng 1 số gốc hữu cơ khác như Urate, Oxalate, Phosphate… kèm với tình trạng viêm nhiễm tại chỗ và ứ đọng nước tiểu nhất định trong 1 thời gian đủ dài sẻ sinh ra sỏi thận trong đó sỏi đài bể thận là trầm trọng nhất.
Triệu chứng xuất hiện sỏi thận?
Theo chuyên gia cao đẳng y tế tphcm tùy vị trí xuất hiện sỏi trong hệ thống đường tiết niệu mà sẻ có những triệu chứng khác nhau
Nếu sỏi ở đài bể thận bệnh nhân sẻ có triệu chứng đau quặn thận, đau liên tục nhói lan sau lưng kèm cảm giác như bị dao đâm. Các triệu chứng khác gồm: tiểu đau có thể tiểu ra ít máu, kèm biểu hiện nhiễm trùng: sốt cao, lạnh run và đổ mồ hôi nhiều … Biểu hiện thường cấp tính
Nếu sỏi ở vị trí niệu quản tình trạng bế tắc đường tiểu của bệnh nhân càng trầm trọng hơn. Bệnh nhân sẻ đau buốt kèm biểu hiện co thắt đường tiết niệu, cảm giác đau liên tục, đau tăng khi làm việc và vận động. Sốt có thể có hoặc không tùy vào thời gian xuất hiện và mức độ trầm trọng của bệnh tình. Thông thường thì sỏi niệu quản ít gặp sốt
Nếu sỏi ở vị trí thấp hơn như sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo thì người bệnh sẻ ít có cảm giác đau trừ khi sỏi làm viêm hay chít hẹp niệu đạo, nhưng trạng thái kích thích bàng quang thường gặp hơn như bệnh nhân có biểu hiện đi tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu lắt nhắt, hoặc có thể tiểu không tự chủ. Cảm giác đau thường ít gặp hoặc đau không nhiều, đau không liên tục nhưng triệu chứng kích thích bàng quang và niệu đạo hay gặp nhiều hơn, nếu có tình trạng sỏi gây viêm thì bệnh nhân có thêm sốt hoặc cảm giác mệt mỏi, vẻ mặt đờ đẩn. ..
Vẫn có 1 tỷ lệ rất thấp người bệnh tuy có sỏi bàng quang, niệu đạo nhưng không hề có triệu chứng gì cả, bệnh nhân vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường. ..Khi vô tình đi khám và chụp x quang bàng quang, niệu đạo vô tình phát hiện có sỏi trong bàng quang hoặc khi siêu âm bụng tổng quát vô tình phát hiện có sỏi trong thận, niệu quản...
Tóm lại bệnh cảnh của sỏi tiết niệu rất đa dạng và tùy từng vị trí giải phẫu của đường tiết niệu và vị trí kích thước của sỏi mà bệnh nhân có hoặc không có triệu chứng và khi có triệu chứng thì có thể triệu chứng nặng hay nhẹ cũng tùy vào từng vị trí giải phẫu, kích thước viên sỏi và cảm nhận người bệnh cũng như mức độ nhiễm trùng có kèm theo, có triệu chứng nào khác hay không...