Đau cơ là một triệu chứng thường gặp, với các mức độ đau và vị trí khác nhau. Việc dùng thuốc có thể giúp giảm các triệu chứng đau và mang lai sự thoải mái, dễ chịu cho người bệnh…
Đau cơ là gì?
Đau cơ, hay còn được gọi là đau nhức cơ bắp, là một triệu chứng phổ biến, có mức độ và vị trí khác nhau. Mặc dù không phải là một vấn đề nghiêm trọng, đau cơ có thể tác động đến hoạt động hàng ngày của người bệnh. Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ sử dụng thuốc có thể giúp giảm đi các triệu chứng đau và mang lại sự thoải mái cho người bệnh.
Các loại thuốc giảm đau cơ thông thường
Paracetamol
Paracetamol có khả năng giảm đau cơ nhanh chóng. Thường được sử dụng để giảm cơn đau nhẹ và trung bình.
Lưu ý uống thuốc theo liều lượng hướng dẫn trên hướng dẫn sử dụng hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Uống thuốc ít nhất cách nhau 4-6 giờ nếu còn đau.
Tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, nôn, chán ăn và đau bụng nếu sử dụng quá liều hoặc dùng lâu dài, gây hại cho gan. Cần thận trọng khi dùng cho người suy giảm chức năng gan, suy dinh dưỡng, và phụ nữ mang thai.
Nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID)
Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế enzym cyclooxygenase (COX), từ đó ngăn chặn quá trình tạo ra prostaglandin, chất gây trung gian gây viêm và đau.
Dược sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM khuyến cáo các thuốc NSAID thông dụng như ibuprofen, aspirin, naproxen thường được sử dụng.
Tác dụng phụ có thể bao gồm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày-tá tràng, biến chứng thủng tạng rỗng, xuất huyết tiêu hóa, nhức đầu, chóng mặt, buồn ngủ. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng ở những người có tiền sử bệnh dạ dày và tá tràng.
Thuốc giãn cơ
Có hai loại thuốc giãn cơ phổ biến.
• Thuốc chống co thắt: Giúp giảm đau cơ bằng cách làm dịu co thắt cơ qua hệ thống thần kinh trung ương. Ví dụ bao gồm carisoprodol, chlorzoxazone, cyclobenzaprine, metaxalone, eperisone. Các tác dụng phụ có thể bao gồm buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng, đau đầu, lo lắng.
• Thuốc giảm co cứng cơ: Tác động trực tiếp đến tủy sống hoặc cơ xương để cải thiện độ căng và co thắt cơ. Ví dụ bao gồm Baclofen và dantrolene. Tác dụng phụ thường bao gồm yếu cơ, buồn ngủ và chóng mặt.
Thuốc dùng ngoại (thuốc xoa và dán)
• Thuốc xoa thường chứa methyl salicylate đơn thuần hoặc phối hợp với các chất khác.
• Thuốc dán thường sử dụng methyl salicylate phối hợp với menthol, camphor và capsaicin để dán lên da tại vị trí cơ bị đau.
Chuyên gia ngành Điều dưỡng lưu ý:
• Luôn tuân thủ hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc giảm đau.
• Tránh sử dụng thuốc quá liều, đặc biệt đối với paracetamol, để tránh suy gan và suy thận.
• Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tờ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc.
• Nếu triệu chứng không giảm đi sau khi sử dụng thuốc thông thường, hãy thăm bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán cụ thể.