Giải phẫu Tim - Môn thực hành Giải phẫu sinh lý

Giải phẫu Tim - Môn thực hành Giải phẫu sinh lýTìm hiểu cấu tạo, chức năng, vị trí của TIm. Môn giải phẫu sinh lý Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn.

Tim là bộ phận tối quan trọng trong cơ thể con người nói riêng và động vật nói chung. Cấu tạo của tim như thế nào, bao gồm những bộ phận nào, cùng đi tìm hiểu bằng bài viết dưới đây.

Theo Wikipedia thì Tìm là bộ phận cực kỳ quan trọng trong hệ tuần hoàn của động vật nói chung và con người nói riêng. Tim có chức năng bơm máu đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và đem dưỡng khí, các chất dinh dưỡng nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể đồng thời loại bỏ các thất thải trong quá trình trao đổi chất của con người. Tim hút máu từ tĩnh mạch về tim sau đó đẩy máu máu đến phổi để trao đổi khí CO2 lấy khí O2. Trái tím nằm ở khoang giữa trung thất trong khoang ngực.

Cụ thể tim ở vị trí như sau:

  • Tim nằm ở trung thất giữa của lồng ngực.
  • Phía sau xương ức và các sụn sườn.
  • Trên cơ hoành và ở giữa 2 lá phổi.
  • Tim nằm chết xuống dưới, sang trái và ra trước.

Vị trí của tim

Hình thể ngoài của tim thế nào?

  • Tim có hình tháp, màu hồng nhạt, nặng từ 260-270gr, có 3 mặt, 2 bờ, 1 đỉnh và 1 đáy
  • Mặt ức sườn: áp vào mặt sau của xương ức và các sụn sườn, có một rãnh ngang (rãnh chứa động mạch vành phải), có rãnh gian thất trước (rãnh này chứa động mạch vành trái).
  • Mặt hoành: áp sát vào cơ hoành, có rãnh gian thất sau (rãnh này chứa động mạch vành phải).
  • Mặt phổi: áp sát phổi và màng phổi trái.
  • Đỉnh tim: nằm ngay sau của lồng ngực và chếch sang trái, tương ứng với liên sườn 5 trên đường vú đòn trái.
  • Đáy tim: quay ra sau, tương ứng với 2 tâm nhĩ nhận máu từ các tĩnh mạch đổ về.

Hình thể ngoài của Tim

Hình thể trong của tim thế nào? Tim chúng ta có 4 ngăn bao gồm 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất được ngăn cách với nhau bởi vách gian thất, vách gian nhĩ và vách gian nhĩ thất.

  • Tâm nhĩ phải: nằm ở ngăn trên bên phải, thông với tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới, phía trước thông với tiểu nhĩ phải, phía dưới thông với tâm thất phải bởi lỗ nhĩ thất có van 3 lá.
  • Tâm thất phải: nằm ở ngăn dưới bên phải, thông với động mạch phổi có van tổ chim (van động mạch phổi) đậy, ở trên thông với tâm nhĩ phải.
  • Tâm nhĩ trái: nằm ở ngăn trên bên trái, thông với 4 tĩnh mạch phổi, phía trước thông với tiểu nhĩ trái, phía dưới thông với tâm thất trái bởi lỗ nhĩ thất trái có van 2 lá.
  • Tâm thất trái: nằm ở ngăn dưới bên trái, thông với động mạch chủ có van tổ chim (van động mạch chủ) đậy), ở trên thông với tâm nhĩ trái

Giải phẫu Tim - Môn thực hành Giải phẫu sinh lý 

Tim người 1. Tâm nhĩ phải; 2. Tâm nhĩ trái; 3. Tĩnh mạch chủ trên; 4. Động mạch chủ;

5. Động mạch phổi; 6. Tĩnh mạch phổi; 7. Van hai lá; 8. Van động mạch chủ;

9. Tâm thất trái; 10. Tâm thất phải; 11. Tĩnh mạch chủ dưới; 12. Van ba lá; 13. Van động mạch phổi

 

Tim được cấu tạo từ một loại cơ đặc biệt là cơ tim. Trái tim con người trung bình đập 72 lần mỗi phút, sẽ đập khoảng 2,5 tỷ lần trong thời gian trung bình 66 năm tuổi thọ. Nó nặng khoảng 250-300 gram (9-11 oz) ở nữ giới và 300 đến 350 gram (11-12 oz) ở nam giới.

Nguồn: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinh