Muốn trở thành Y sĩ Y học cổ truyền giỏi, thực hiện tốt nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân, người học phải hội tụ nhiều tố chất quan trọng.
Y học cổ truyền chứa đựng những tinh hoa y học Việt nam rói riêng và phương Đông nói chung. Người làm trong lĩnh vực này được gọi là Y sĩ, tuy nhiên ngày xưa, họ được biết đến là những “thầy thuốc làng”. Có thể nói từ lâu, Y sĩ Y học cổ truyền đã gắn bó với nhân dân, tận tụy với sự nghiệp chữa bệnh cứu người. Cùng với sự phát triển của xã hội, ngành Y học cổ truyền đã phát triển thành một lĩnh vực riêng biệt trong hệ thống Y tế Việt Nam.
Nhằm xác định con đường đúng đắn cho những Y sĩ Y học cổ truyền tương lai của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, bất cứ một người học nào đam mê lĩnh vực này đều phải rèn luyện cho mình những phẩm chất sau:
1, Tấm lòng bao dung, nhân hậu đối với bệnh nhân
Không chỉ là những Y sĩ Y học cổ truyền mà những ai làm trong lĩnh vực Y tế đều phải ghi nhớ lời dạy “Lương y như từ mẫu”, phải hết mình chăm sóc người bệnh, cảm thông và tôn trọng danh dự của họ. Bởi nếu không có lòng thương người, đặt mình vào hoàn cảnh của người bệnh để cảm thông với nỗi đau của họ thì làm sao người thầy thuốc có thể hoàn thành tốt việc khám chữa cho bệnh nhân.
Khi bệnh nhân tìm đến bạn, họ hy vọng bạn chính là vị cứu tinh cho cuộc sống của họ. Vì thế, người bệnh tin tưởng và đặt nhiều kỳ vọng lên bạn. Người thầy thuốc không chỉ là một người làm công tác Y tế mà còn là người bạn, người thân đối với những bệnh nhân.
2, Tỉ mỉ, cẩn thận và trung thực
Mãy móc sẽ không làm hộ bạn đâu mà bạn sẽ trực tiếp thực hiện những thủ thật khi điều trị cho bệnh nhân bằng Y học cổ truyền. Phương pháp chữa bệnh nặng về thủ công như văn chẩn, vấn chẩn hay thiết chẩn khiến bạn phải cẩn thận với những tín hiệu đến từ cơ thể người bệnh. Bạn không nên bỏ qua bất kì chi tiết nào để đoán trúng bệnh cũng như mức độ của bệnh.
Trung thực trong nghề Y là điều bắt buộc, bởi những kết quả đưa ra nếu có sơ suất vì thái độ làm việc cẩu thả thì tâm lý cũng như sức khỏe của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng.
3, Kỹ năng quan sát, phán đoán tốt
Một trong những phương pháp chữa bệnh của Y học cổ truyền đó là vọng chẩn nghĩa là quan sát người bệnh và hoàn cảnh. Do đó, một kỹ năng cần thiết mà Y sĩ phải rèn luyện là quan sát và phán đoán. Điều này có vai trò quan trọng đối với việc chẩn đoán bệnh. Một phán đoán tốt sẽ giúp cho việc định hướng tên bệnh và cách điều trị nhanh chóng và chính xác hơn.
4, Khả năng nhạy bén
Người làm ngành Y Dược nói chung đều phải rèn luyện khả năng nhạy bén trước hoàn cảnh. Phong cách làm việc máy móc trong bất cứ ngành nghề nào là điều cần phải loại bỏ. Đối với ngành Y Dược, sự biến đổi phức tạp của những loại bệnh buộc người điều trị cũng phải áp dụng linh hoạt các nguyên tắc chữa bệnh theo lý thuyết.
5, Sự nhẫn nại và sức khỏe tốt
Ai cũng biết rằng ngành Y Dược là một trong những lĩnh vực làm việc vất vả. Có khi một ca trực kéo dài đến 24 tiếng. Vậy nhưng ngày sau đó bạn vẫn phải tiếp tục công việc của mình. Chưa kể, bạn có thể đi công tác liên tục hàng tuần, hàng tháng. Do đó, nếu không có sự chịu khó và đủ sức khỏe thì bạn không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Nếu ước mơ trở thành Y sĩ Y học cổ truyền, bạn cần phải rèn luyện bản thân rất nghiêm khắc những phẩm chất trên, bởi đó là một trong những bí quyết quan trọng để thành công với nghề nghiệp này. Đó cũng chính là nguyên tắc đầu tiên mà các sinh viên Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn phải ghi nhớ để sẵn sàng cho quãng đời nghề nghiệp lâu dài.
Mọi thông tin về tuyển sinh cũng như chương trình đào tạo Trung cấp Y học cổ truyền, các thí sinh có thể liên hệ trực tiếp với Nhà trường để được giải đáp cụ thể và chính xác nhất theo số điện thoại: 0814.215.215 - 0824.215.215
Nguồn: https://truongcaodangduocsaigon.net.vn/