Mẹo đánh bừa trắc nghiệm các môn thi chuẩn không cần chỉnh

Mẹo đánh bừa trắc nghiệm các môn thi chuẩn không cần chỉnh Những mẹo đánh bừa đối với các câu hỏi hóc búa để tìm được đáp án đúng chuẩn không cần chỉnh cho các thí sinh tham khảo trước khi bước vào kỳ thi thpt quốc gia năm 2019 sắp tới.

Những mẹo đánh bừa đối với các câu hỏi hóc búa để tìm được đáp án đúng chuẩn không cần chỉnh cho các thí sinh tham khảo trước khi bước vào kỳ thi thpt quốc gia năm 2019 sắp tới. 

Mẹo đánh bừa trắc nghiệm các môn thi chuẩn không cần chỉnh

Mẹo đánh bừa trắc nghiệm các môn thi chuẩn không cần chỉnh 

Trong quá trình làm bài thi thpt quốc gia hoặc những bài kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm, chắc chắn ít nhiều chúng ta sẽ gặp phải những câu hỏi khó không thể tính toán hay suy luận được, lúc này "đánh lụi" chính là "phao cứu sinh". Tuy nhiên để tăng cơ hội đúng, việc loại trừ cũng cần có logic, khoa học. 

Dưới đây là một số mẹo “đánh lụi” trắc nghiệm thường áp dụng trong các môn Hóa học, Vật lý, Sinh học  nhằm giúp thí sinh tăng khả năng đạt điểm cao trong kỳ thi thpt quốc gia sắp tới. 

Đối với câu hỏi bài tập: 

Cách 1:

Để thí sinh không chọn được ngay 1 đáp án, xung quanh đáp án đúng thường có những đáp án gần giống đáp án đúng. Thông thường 1 câu thường có 3 đáp án gần giống nhau, và khi đó có thể suy luận 1 trong 3 đáp án chắc chắn là đáp án đúng. Từ đó có thể loại ngay được đáp án khác hoàn toàn còn lại.

Ví dụ câu: Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc. A. Chu kì 4, nhóm VIIIB B. Chu kì 4, nhóm VIIIA C. Chu kì 3, nhóm VIIIB D. Chu kì 4, nhóm IIA

Ở ví dụ này, đáp án C khác hẳn với các đáp án còn lại (có chữ Chu kỳ 3) vì vậy nó sẽ là đáp án sai. Sau khi loại, còn lại 3 đáp án, tiếp tục dùng phương pháp loại trừ, lúc này ta nhận định, đáp án vừa bị loại sẽ thường có 1 vế đúng. 

Như vậy với ví dụ trên, đáp án C bị loại mang phần sai là “chu kỳ 3”, vậy thì phần “nhóm VIIIB” của sẽ là phần đúng. Vì thế có thể khoanh ngay đáp án A vì nó có phần cuối giống.

1 ví dụ khác: Để đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol 1 ancol X no , mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 . Mặt khác nếu cho 0.1 mol X td vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dd màu xanh lam, giá trị m và tên gọi của X là 

A. 4,9 và glixerol B. 4,9 và propan-1,3-điol C. 9,8 và propan-1,2-điol D. 4,9 và propan-1,2-điol

Như nguyên tắc ở trên, ta có thể loại ngay đáp án C vì có số “9,8” khác với những đáp án còn lại, cùng với nó là propan-1,2-điol, vậy dữ kiện đúng là propan-1,2-điol Từ đây suy ra D là đáp án đúng

Cách 2:

Dữ liệu nào xuất hiện nhiều lần trong các đáp án thì dữ kiện đó là dữ liệu đúng 

Ví dụ: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối X là: A. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2 B. Zn(NO3)2 và AgNO3 C. Fe(NO3)2 và AgNO3 D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2 Dễ thấy Zn(NO3)2 xuất hiện 3 lần ở các đáp án A, B và D, vậy 1 trong 3 đáp án này là đúng. Áp dụng cùng với bí kíp số 2, đáp án C bị loại sẽ có 1 phần đúng, vậy phần đúng đó có thể là Fe(NO3)2 hoặc AgNO3. Từ đây suy ra đáp án A hoặc B đúng. Trong trường hợp này, dù không thể chọn được đáp án đúng ngay lập tức nhưng cũng tăng cơ hội đúng lên 50:50.

Ví dụ một câu hỏi Vật lý: Cho phản ứng hạt nhân 01n +23592U → 9438Sr + X + n. Hạt nhân X có cấu tạo gồm A. 54 prôtôn và 86 nơtron. B. 86 prôtôn và 54 nơtron. C. 54 prôtôn và 140 nơtron. D. 86 prôtôn và 140 nơtron. 

Ta có thể nhận thấy 86 xuất hiện nhiều lần ở đáp án A, B, D. Vì vậy ta có thể tiến hành loại đáp án C. Theo nguyên tắc trên đáp án C sẽ có một phần đúng là 54 prôtôn hoặc 140 nơtron. Từ đó ta có thể lựa chọn đáp án A hoặc D và tăng cơ hội đạt điểm lên 50:50.

Ví dụ khác: Dãy kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là: A. Al, Fe, Cr B. Mg, Zn, Cu C. Ba, Ag, Au D. Fe, Cu, Ag Có thể thấy: Al, Zn, Au, Ba, Al xuất hiện 1 lần trong 4 đáp án. Nhưng Fe, Cu, Ag thì xuất hiện những 2 lần. Vậy đáp án D. Fe, Cu, Ag là đáp án đúng.

Mẹo đánh bừa trắc nghiệm các môn thi chuẩn không cần chỉnh

Cách 3:

2 đáp án nào gần giống nhau, 1 trong 2 thường đúng Ví dụ: Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên kết giữa m,a, V là: A. m = 2a – V/22,4 B. m = 2a – V/11,2 C. m = 2a – V/5,6 D. m = 2a + V/5,6 Trong câu trả lời có đáp án C hoặc D khá giống nhau vì thế đây có thể là đáp án đúng. Loại D vì 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu + còn 3 đáp án còn lại đều xuất hiện dấu – Vậy đáp án C là đáp án đúng.

Cách 4:

Nếu thấy 2-3 đáp án có liên quan mật thiết tới nhau như “gấp đôi nhau”, “hơn kém nhau 10 lần”, thì 1 trong số chúng sẽ là đáp án đúng. Ví dụ trong đề Vật lý: Cường độ dòng điện i = 2cos100πt (A) có pha tại thời điểm t là A. 50πt. B. 100πt. C. 0. D. 70πt. Có thể nhận thấy 100 gấp đôi 50, vậy 1 trong 2 đáp án là đúng. (Trong trường hợp này B: 100πt là đáp án đúng)

Cách 5:

Nếu các đáp án xuất hiện %, những đáp án nào cộng với nhau bằng 100% thường là đáp án đúng 

Ví dụ: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là A. 50,00%. B. 27,27%. C. 60,00%. D. 40,00%. Dễ thấy 40% + 60% = 100%, vậy A hoặc B là đáp án đúng. (Trong trường hợp này D: 40,00% là đáp án đúng)

Các câu hỏi lý thuyết: – Các đáp án gần như giống nhau hoàn toàn, 1 trong số chúng thường là đúng – Các đáp án có nghĩa đối lập nhau (ví dụ như một cái khẳng định có, một cái khẳng định không) thì một trong 2 thường là đúng – Đáp án có những từ “luôn luôn”, “duy nhất”, “hoàn toàn không”, “chỉ có…”, “chắc chắn” thường sai. – Đáp án mang các cụm từ “có thể”, “tùy trường hợp”, “hoặc”, “có lẽ”, “đôi khi” thường đúng.

 


Bài viết liên quan

trường cao đẳng dược sài gòn tuyển sinh